Phương pháp hàn răng cửa bị mẻ có thực sự hiệu quả?
Răng cửa bị mẻ không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Chính vì vậy hàn răng cửa bị mẻ là giải pháp thiết yếu để phục hình lại răng cũng như đảm bảo ăn nhai.
Nguyên nhân dẫn đến răng sứt, mẻ
– Nguyên nhân bên ngoài: do lực tác động từ bên ngoài gây chấn thương như va đập, tai nạn. Việc ăn nhai với lực không phù hợp, các mặt răng chịu lực tiếp xúc không đều gây ra những áp lực không thích hợp với răng cũng làm răng mẻ, vỡ. Đặc biệt là với răng cửa và răng hàm. Hay việc nghiến răng vô thức trong lúc ngủ cũng làm cho ngà răng bị mẻ.
– Nguyên do bên trong:do thiếu hụt nội bộ như thiếu canxi trong men răng làm cho răng dễ bị vỡ hoặc sâu răng ảnh hưởng đến men răng tạo nên các vết nứt. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra sứt, mẻ.
Các phương pháp khắc phục răng sứt, mẻ
Bọc răng sứ, dùng mặt dán sứ Veneer hoặc trám răng là những phương pháp thông thường giúp khắc phục tình trạng mẻ răng hiệu quả. Nếu như bọc sứ phải xâm lấn đến răng bằng cách mài cùi bọc mão sứ bên ngoài thì trám răng có một ưu điểm là không xâm lấn đến răng thật, do đó thời gian trám răng cũng khá nhanh. Thao tác trám răng mẻ chỉ hoàn thành trong vòng 10 – 15 phút và có thể đạt tính thẩm mỹ cao nhất.
Hàn răng cửa bị mẻ là phương pháp dùng vật liệu composite hoặc amalgam – các mô nhân tạo trám vào chỗ răng sâu hoặc răng bị mẻ nhằm khôi phục lại hình dạng ban đầu của răng, đảm bảo thẩm mỹ và ăn nhai tốt. Đó là kỹ thuật trám răng trực tiếp miếng vật liệu lên răng của bệnh nhân chỉ trong một lần. Kỹ thuật trám răng gián tiếp hay còn gọi là onlay, nghĩa là bác sĩ nha khoa sẽ tạo xoang trám trong răng của bệnh nhân, đúc miếng trám bên ngoài rồi mới trực tiếp gắn trở lại lên răng. Phương pháp này phức tạp hơn nhưng cũng mang lại hiệu quả lâu bền hơn và đặc biệt thích hợp với những vết mẻ vỡ lớn ở phần răng hàm.
Trám răng với chất liệu nha khoa Composite mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao với màu sắc như thật. Tuy nhiên, độ bền của composite thường duy trì khoảng 2 – 3 năm. Sau đó, chất trám có xu hướng trượt khỏi bề mặt trám khiến vết trám bong tróc và bạn phải đến phòng khám để bít lại. Vì vậy, hàn trám composite cần phải được thực hiện bởi nha sĩ có kỹ năng giỏi.
XEM THÊM:
0 nhận xét: