Trám răng cho trẻ em như thế nào

Trẻ em đa số bị sâu răng, đối với các bé ở lứa tuổi này thường rất hiếu động, việc ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày cũng không mấy để ý và giữ gìn răng miệng. Vì vậy bạn nên giúp trẻ đánh răng đến khi bé được 3 tuổi, rồi khuyến khích trẻ tự chải dưới sự dám sát của người thân.
>>  Khi nào nên đi trám răng
>>  khi nào nên hàn răng
Muốn giữ răng tốt thì phải phòng bệnh để không bị sâu răng. Nếu răng sữa đã mọc mà bị sâu thì nên trám răng, chữa răng cho trẻ sớm dù biết rằng răng sữa sẽ rụng và thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Ở lứa tuổi từ 6-12 tuổi, răng 6, 7 đã mọc và mặt nhai của răng có nhiều hố rãnh nên khó làm sạch bằng bàn chải, thức ăn đọng lại tạo điều kiện cho vi khuẩn, mảng bám phát triển và hình thành sâu răng. Răng hàm số 6 và số 7 là những răng đóng vai trò quan trọng trong bộ răng vĩnh viễn. Do đó dự phòng sâu hố rãnh cho các răng 6, 7 có tầm quan trọng đặc biệt, giúp trẻ có được hàm răng tốt suốt đời.
Đầu tiên là làm sạch bề mặt hố rãnh bằng chổi và bột đánh bóng, tiếp theo xử lý bề mặt răng bằng một loại dung dịch để làm tăng độ bám dính của chất trám bít và cuối cùng là đặt chất trám bít lên bề mặt hố rãnh, chất trám bít sẽ tự cứng nếu là loại hóa trùng hợp hoặc chiếu đèn halogen để cứng nếu là loại quang trùng hợp.

Hố rãnh sau khi được làm sạch và trám bít lại sẽ làm mặt nhai răng hàm bằng phẳng hơn, dễ làm sạch bằng bàn chải đánh răng. Do vậy cặn thức ăn không có chỗ lưu lại, hoạt động phá hủy của vi khuẩn sẽ giảm, chính vì vậy sẽ kiểm soát và phòng ngừa được sâu răng sớm.
Trám răng trẻ em bít hố rãnh là một trong những biện pháp phòng ngừa sâu răng hữu hiệu ở trẻ em tuổi học đường, và được xem là một phương pháp mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, để chăm sóc cho răng miệng của trẻ thật tốt thì các bậc cha mẹ nên nhắc nhở bé làm vệ sinh răng sạch sẽ và kiểm tra răng định kỳ để phát hiện và phòng ngừa sớm các bệnh về răng miệng.

0 nhận xét: