Buốt răng - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Buốt răng là tình trạng bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người. Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý răng miệng hết sức nguy hiểm. Để biết được nguyên nhân và có cách điều trị hiệu quả nhất, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

1/ Nguyên nhân gây buốt răng

- Buốt răng do tổn thương cấu trúc răng
Ngà răng là lớp vật chất phía trong của răng, thường được bao bọc và bảo vệ bởi men răng. Các tổn thương thông thường và sự mòn răng có thể làm cho lớp men răng bị mỏng đi, đặc biệt là phần cổ răng, ở đường viền lợi.
Buốt răng - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất1
Buốt răng do ngà răng bị tổn thương
Ngà răng chứa một số lượng lớn những ống nhỏ đi từ bên ngoài răng đến các dây thần kinh nằm ở trung tâm của răng. Khi ngà bị lộ, những ống này có thể bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm. Đây chính là bản chất giải thích nguyên nhân tại sao buốt răng kéo dài nếu không có phương pháp điều trị triệt để.
- Buốt răng do tụt nướu
Tụt nướu răng theo thời gian để lộ lớp ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng. Sự tụt nướu có thể do tuổi tác khi tình trạng tiêu xương chân răng gây ra hoặc do chải răng không đúng cách, đặc biệt khi tình trạng viêm nướu không được điều trị có thể dẫn đến tụt nướu và lộ chân răng.
Khi nướu bị tụt, chân răng bị lộ ra ngoài bề mặt và do phải trực tiếp tiếp xúc với môi trường và do axit trong nước bọt và trong thực phẩm chuyển hóa làm cho chân răng bị mòn, men răng bị mài mỏng và gây ra những kích thích cho hệ thống dây thần kinh bên trong nên nó gây ra những ê buốt cho răng miệng.
- Buốt răng do chế độ chăm sóc răng miệng không tốt
Chải răng với kem đánh răng có độ mài mòn cao hoặc chải răng không đúng cách hay chải răng nhiều hơn ba lần một ngày có thể gây mất men răng.
Buốt răng - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất 2
Vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến hiện tượng tê buốt răng 
Có rất nhiều người cho răng chải răng thật mạnh theo chiều ngang có thể làm sạch mảng bám trên răng nên trên thực tế nếu thao tác này lặp lại nhiều lần có thể khiến cho phần men răng mỏng manh bên ngoài bị bào mòn đi và đây chính là nguyên do trực tiếp khiến ngà răng bị lộ dẫn tới ê buốt kéo dài.
- Chế độ ăn uống nhiều axit gây nhức buốt răng
Một chế độ ăn chứa nhiều axít như nhiều thức ăn chua, cam chanh, dưa chua hoặc nước soda có thể gây mòn răng và phân hủy bề mặt răng và dẫn tới lộ ngà. Ngoài ra, chứng trào ngược thực quản cũng có thể dẫn đến hiện tượng răng bị mòn hoặc răng ê buốt gây ra bởi các axít có trong miệng.
Ngoài ra, tình trạng răng bị vỡ mẻ làm lộ ngà răng hoặc thói quen nghiến răng khi ngủ vào ban đêm cũng dần khiến cấu trúc răng bị tổn thương. Điều này giải thích tại sao răng bị ê buốt thường gặp ở tất cả các lứa tuổi và thường kéo dài, gây nên những phiền toái trong cuộc sống.

2/ Điều trị bệnh buốt răng hiệu quả nhất

Đối với các trường hợp buốt răng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm ê buốt răng thì cách tốt nhất lúc này là bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa sớm để được thăm khám và tư vấn phương pháp xử lý thích hợp. Tùy vào từng trường hợp mà bác sỹ sẽ khuyên bạn nên điều trị tủy khi bị viêm tủy hay làm bọc răng sứ khi răng bị vỡ, nứt và trám răng cho những răng bị mòn men nhẹ.
Buốt răng - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất 3
Đến thăm khám tại Nha khoa để tìm ra hướng điều trị cụ thể
Trong trường hợp của bạn, tình trạng ê buốt răng đã kéo dài, sử dụng thuốc chữa ê buốt răng bằng dạng gel chỉ có tính chất tạm thời, không điều trị được triệt để bệnh ê buốt răng. Phương pháp hàn trám hay bọc răng sứ hiện tại là cách tốt nhất để điều trị, giúp tái tạo lại lớp men răng đã mất hoặc men ở những cổ chân răng bị mòn.
Hàn trám là thao tác khá đơn giản khi nha sỹ trám bít một lớp vật liệu bên ngoài để che đi phần răng mất men lộ ngà nhưng độ bền lại không cao, có thể bị bong bật khi ăn nhai, do đó bạn có thể thực hiện bọc răng sứ để chữa ê buốt. Mão sứ bọc xung quanh răng từ mặt nhai đến sát khít nướu sẽ giúp che đi phần răng thật và hạn chế những tác động bên ngoài như nhiệt độ hay axit đến răng.
Bên cạnh các biện pháp nha khoa bạn có thể dùng các biện pháp chăm sóc răng hàng ngày như: chải răng đúng cách, dùng kem đánh răng cho răng ê buốt, khám răng định kỳ để kịp thời xử lý bệnh lý răng miệng liên quan.
Vậy thuốc chữa ê buốt răng là không có, thay vào đó bạn nên sớm đến nha sĩ để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng, cùng cách điều trị hợp lý.
Buốt răng - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất 4
Công nghệ hàn trám răng Laser Tech tại Nha khoa Paris
Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin về tình trạng buốt răng của mình, bạn hãy liên hệ với Nha khoa Paris ngay hôm nay theo hotline 1900.6900. Các bác sĩ sẽ tư vấn một cách chi tiết nhất cho bạn.

0 nhận xét: