Cùng tìm hiểu lấy cao răng là gì?
Nếu bạn vẫn chưa biết những lợi ích không thể bỏ qua của việc lấy cao răng là gì thì bạn có thể sẽ phải đối diện với khá nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng sau này. Hiệp hội nha sỹ vẫn luôn khuyên bạn nên lấy cao răng định kỳ và tất cả đều có lý do xứng đáng.
>> dụng cụ lấy cao răng
>> máy lấy cao răng
1. Lấy cao răng là gì?
Cao răng là chất lắng cặn cứng của các muối vô cơ (canxi carbonat và phosphate) cùng với cặn mềm là các mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong khoang miệng, vi khuẩn… kết hợp với sự lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu.
Sau khi chải răng, trên bề mặt răng xuất hiện một lớp màng mỏng gọi là màng sinh học. Đây là nơi các vi khuẩn bám vào và sau một tuần nó hình thành đầy đủ và dày hơn cũng như thay đổi độ pH, tạo điều kiện hình thành các mảng cứng xung quanh cổ răng và dưới nướu chính là cao răng.
Lấy cao răng là dịch vụ nha khoa cơ bản lấy đi lớp mảng cứng bám xung quanh cổ răng này và được các nha sỹ khuyến khích thực hiện định kỳ ít nhất từ 3-6 tháng một lần.
2. Lợi ích của việc lấy cao răng là gì?
Không phải ngẫu nhiên mà các nha sỹ khuyên bạn nên đi lấy cao răng. Lợi ích của việc lấy cao răng là gì, bạn sẽ biết ngay bây giờ đây.
- Bảo vệ và giữ cho xương răng chắc khỏe:
Một số quan điểm sai lầm cho rằng lấy cao răng khiến cho phần chân răng và lợi lộ ra răng sẽ dễ bị lung lay. Đây thực sự là một suy nghĩ sai lầm bởi chính cao răng để càng lâu dài lại càng gây ảnh hưởng xấu đến xương răng. Khi lấy cao răng, những độc tố và vi khuẩn bám xung quanh chân răng sẽ được làm sạch. Những độc tố và vi khuẩn này chính là nguyên nhân gây tiêu xương răng và khiến cho nướu mất chỗ bám, dẫn tới hiện tượng tụt nướu, lộ ra xương răng. Khi xương răng bị tiêu đi thì chân răng lại càng ngắn hơn và nguy cơ răng lung lay, gãy rụng càng cao. Đồng thời, bạn cũng nên biết tiêu xương là quá trình thoái hóa không thể chống lại theo thời gian vì vậy duy trì tiêu xương ở mức độ ổn định vô cùng quan trọng. Huống hồ cao răng lại khiến đẩy nhanh việc tiêu xương và kéo theo hàng loạt bệnh răng miệng khác.
- Chống lại một số bệnh răng miệng điển hình và nguy cơ khác:
Có rất nhiều bệnh răng miệng mà nguyên nhân xuất phát từ cao răng. Điển hình là viêm nướu và các bệnh như viêm niêm mạc miệng. Cao răng không lấy thường xuyên tích tụ lại gây viêm nướu, viêm nha chu dẫn đến các triệu chứng chảy máu chân răng, hơi thở khó chịu, tụt lợi… Các bạn cũng có thể cảm thấy ê buốt khi ăn uống. Mức độ nghiêm trọng nhất thì chính là răng bị gãy rụng và gây tiêu xương hàm. Ngoài ra, theo như nghiên cứu, cao răng cũng là một phần nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, viêm họng, viêm amidan.
- Tăng cường tính thẩm mỹ, hỗ trợ vệ sinh răng miệng:
Lợi ích của việc lấy cao răng là gì? Không chỉ có giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm kể trên mà lấy cao răng còn đem đến giá trị thẩm mỹ cao. Khi cao răng được loại bỏ thì hàm răng sẽ nhìn trắng hơn, không còn những mảng ố vàng hoặc đen sậm, đặc biệt là khi kết hợp với kỹ thuật đánh bóng răng sau khi lấy cao răng. Bên cạnh đó, bạn cũng dễ dàng giữ vệ sinh răng miệng để tránh được những bệnh như sâu răng, hơi thở khó chịu sau này. Đây sẽ là điểm cộng cực lớn cho sự tự tin khi giao tiếp của bạn.
0 nhận xét: