Mùi hôi trong miệng nguyên nhân do đâu

Chào Bác sĩ! Tôi năm nay 37 tuổi là nữ giới gần đây thỉnh thoảng trong miệng tôi có mùi rất khó chịu cũng chỉ một lát là hết mùi đó vậy Bác sĩ cho tôi hỏi tôi có bị bệnh gì không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn  -  14/07

BS. Nguyễn Thị Minh Huệ-Chuyên khoa Nội-Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng - Sở Y tế Hà Nội

Mùi hôi trong miệng do đâu, tại sao bị hôi miệng?

Chào bạn!
Triệu chứng hôi miệng còn gọi là hơi thở hôi là khi từ miệng phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc là phát ra mùi khó chịu khi nói. Triệu chứng này có thể làm cho người bị triệu chứng này cảm thấy khó chịu, thiếu tự tin khi giao tiếp.
Nguyên nhân gây ra hôi miệng có rất nhiều như: sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi họng, viêm dạ dày thực quản hoặc đánh răng không kỹ làm cho thức ăn giắt vào kẽ răng. 
Bình thường, trong miệng của mỗi người có rất nhiều loại vi khuẩn và các mùi được sản sinh là do sự phân huỷ của protein thành các axit amin. Cường độ của hơi thở hôi có thể cũng khác nhau khi trong chế độ ăn có các loại thực phẩm khác nhau (một số thực phẩm gây hôi miệng nhiều như: hành tây, tỏi, pho mát, thịt và cá), hoặc do uống rượu, bia hay khi hút thuốc lá… Khi miệng không tiếp xúc với oxy (ngậm miệng khi ngủ) cũng làm cho mùi bốc lên và biến mất nhanh sau khi đánh răng, ăn uống hoặc súc miệng.

635457396387471103timthumb
Các bộ phận trong miệng là nguyên nhân gây nên hôi miệng:

- Lưỡi: bề mặt lưỡi là nơi các vi khuẩn có hại tập trung sinh sản và gây nên chứng hôi miệng (là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng) nhất là khi lưỡi bị phủ một lớp bựa thức ăn trắng, dầy. Vì vậy nên vệ sinh lưỡi thường xuyên hàng ngày.
- Amidan: khi amidan bị viêm cũng gây nên hơi thở hôi. Khi bị hội chứng nhiễm trùng cũng có triệu chứng là hơi thở hôi kèm theo sốt…
- Nướu: khi nướu bị tổn thương dễ gây sâu răng và tạo ra mùi hôi.
- Kẽ răng: khi thức ăn bị giữ lại ở kẽ răng và phân huỷ gây ra mùi hôi. Ngoài ra, cao răng lâu ngày không được lấy cũng là nguyên nhân gây ra mùi hôi.
- Mũi: khi bị viêm mũi hoặc viêm xoang cũng gây ra hơi thở hôi.
- Thực quản, dạ dày: cũng là nguyên nhân gây nên hôi miệng (hơi thở hôi).
Tốt nhất, bạn nên hạn chế một số thức ăn có mùi vị mạnh gây hôi miệng và giữ gìn vệ sinh răng miệng tránh để hiện tượng vụn thức ăn bị bám vào kẽ răng phân huỷ gây nên mùi. Bạn nên đi lấy cao răng định kỳ, chải răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên…

>>> xem thêm: chữa hôi miệng bằng cách nào
Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên mà không đỡ triệu chứng hôi miệng, bạn có thể đi khám Bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.
Chúc bạn vui, khoẻ!

0 nhận xét: